Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

Giải mã ý nghĩa hình tượng Đức Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay

Hình ảnh Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn (nghìn mắt nghìn tay) vốn đã không còn xa lạ đối với những Phật tử một lòng hướng Phật hay những người đam mê, yêu thích nghiên cứu về Phật giáo. Hình tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay mang những tầng ý nghĩa thâm sau và cao đẹp mà trong bài viết này, Phong Thủy Maxi xin mới bạn đọc cùng chúng tôi khám phá!
Truyền thuyết về Đức Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
Phật giáo trong mỗi giai đoạn phát triển đều không thể tách rời với bối cảnh lịch sử. Vì thế, theo sự phát triển của lịch sử, hình tượng Quan Âm Bồ tát cũng có những biến đổi để phù hợp với thực tế. Đức Phật bà nghìn tay nghìn mắt xuất hiện xuất phát từ nhu cầu của phật tử mong được thấy một đức Quan Âm thần thông hơn, không chỉ nhẫn nhịn mà còn ra tay cứu vớt chúng sinh thoát khỏi trầm luân bể khổ.
Hình tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt bắt nguồn từ sự tích Phật giáo của Ấn Độ về công chúa Diệu Thiện. Tương truyền từ xa xưa, có một vị vua mãi vẫn không có con để nối truyền ngôi vị. Sau nhiều ngày lễ bái cầu nguyện, thay vì sinh được con trai thì hoàng hậu lại hạ sinh 3 người con gái đẹp kiều diễm thướt tha.
Nhà vua đặc biệt yêu quý công chúa thứ 3 có tên là Diệu Thiện và có ý định nhường ngôi cho khi nàng lấy chồng. Tuy nhiên, công chúa không tuân theo tâm nguyện của vua cha mà quyết định xuất gia để tu hành.
Nhà vua khuyên răn bao nhiêu bà cũng cương quyết không chịu. Nhà vua bèn hạ lệnh cho các trụ trì trong chùa phải dùng đủ cách để đày đọa công chúa, những mong nàng nản chí mà quay về. Lệnh vua không ai dám cãi, công chúa phải làm đủ thứ việc nặng nhọc như gánh nước bửa củi... nhưng nàng vẫn vui vẻ chấp nhận không hề oán thán.
Không lay chuyển được con gái, nhà vua quá tức giận bèn ra lệnh đốt chùa, thà giết chết con chứ không cho phép con trái mệnh mình. Tương truyền trong khói lửa mịt mù, công chúa Diệu Thiện được một con hổ trắng cứu thoát, chạy tuốt sang tận Việt Nam, vào tu ở động Hương Tích (Ngày nay, chùa Hương vẫn có di tích thờ Bà chúa Ba, chính là Quan Âm Diệu Thiện).
Bấy giờ, nương theo thần thông của nhà Phật, công chúa phát thệ xuống 18 tầng địa ngục để cứu vớt vô số chúng sinh đang chìm đắm trong đau khổ. Trở về dương gian, bà tiếp tục tu luyện trong 9 năm và đã chứng đắc Phật pháp nhiệm màu. Lúc này, ở quê nhà, vua cha của bà bị bệnh nặng, các thầy thuốc đều bó tay. Công chúa Diệu Thiện lập tức trở về để cứu cha. Biết cha bị ngạ quỷ làm hại, bà khảng khái khoét mắt, xẻo thịt tay chân để hiến dâng, cứu cha thoát khỏi cái chết.
Phật tổ cảm động trước lòng thành của công chúa Ba đã độ trì cho bà thành Phật, lại ban cho bà nghìn tay nghìn mắt để cứu vớt thế gian. Trở thành Phật, đức Quan Âm Diệu Thiện trở lại giáo hóa cho cha mẹ và thần dân được tỉnh ngộ về vô lượng công đức Phật.
Tuy mang nhiều màu sắc thần thoại nhưng truyền thuyết về Quan Âm nghìn tay nghìn mắt vẫn mang đầy đủ những ý nghĩa của việc tu Phật. Là một vị công chúa được vua cha yêu quý muốn truyền ngôi, bà đáng ra sẽ được hưởng mọi lạc thú của thế gian. Nhưng tâm Phật đã cảm hóa, khiến bà muốn được tu hành, giữ giới.
Ở giai đoạn đầu, khi vua cha dùng đủ mọi thủ đoạn để đày đọa, bà vẫn an nhiên không hề sờn lòng tu tập. Tiếp đó, khi vua cha muốn hại chết con, Phật pháp đã ra tay cứu vớt để bà được sống. Thời điểm này, với sự nhẫn tâm của vua cha, tình cha con hay hiểu rộng hơn là mối liên hệ với cõi người của công chúa Ba đã hoàn toàn chấm dứt.
Tuy nhiên, bà vẫn phát thệ đi xuống 18 tầng địa ngục để cứu vớt chúng sinh. Cuối cùng, thử thách khó khăn nhất của quá trình tu hành chính là cơn bệnh nặng của vua cha. Với một người cha đã nhẫn tâm muốn hại chết mình, thời điểm này, bà hoàn toàn có thể lựa chọn cách bỏ mặc. Nhưng một lần nữa, tâm Phật lại chiến thắng. Từ phương xa, bà trở về, sẵn sàng khoét mặt, chặt tay chân để cứu sống người đã định hại chết mình. Được độ thành Phật bà lại có cả nghìn tay nghìn mắt cứu vớt chúng sinh, đó phải chăng là chính quả của con đường tu hành gian nan trong cõi người.
Ý nghĩa hình thượng Thiên thủ thiên nhãn
Hình tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn mang trên mình rất nhiều phép thuật. Ngoài hai bàn tay giữ ấn quyết nhà Phật, các tay còn lại của Phật bà đều cầm những pháp bảo để thuần hóa quỷ dữ hoặc cứu vớt chúng sinh.
Trong quan niệm của đạo Phật, con số một nghìn biểu trưng cho sự viên mãn, nên hình tượng của Phật bà cũng có đủ nghìn tay nghìn mắt. Về tổng thể, trong các đền chùa, Phật bà thường được tạo tác với 40 tay lớn và 960 tay nhỏ, trong mỗi lòng bàn tay đều có một con mắt.
Kinh Phật giải thích rằng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt chính là “lục căn diệu dụng”, còn có ý nghĩa là tri và hành hợp nhất. Hiểu một cách đơn giản, Phật bà có bao nhiêu bàn tay là có bấy nhiêu con mắt; có biết là có làm, có làm là có biết.
Đây là một tầng ý nghĩa triết lý vô cùng sâu xa: có sự Biết thì mới làm tốt, không có sự Biết mà cứ cố làm sẽ chỉ khiến cho mọi việc trở nên phức tạp.
Xét trên khía cạnh thực tế, hình tượng thiên thủ thiên nhãn thể hiện sự nói đi đối với làm của con người.


PHONG THỦY MAXI
Địa chỉ:
- CS1: 229 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
- CS2: CT3B-X2, Bắc Linh Đàm
Hotline: 0974.622.815 - 0961.725.188
Email: lienhe@thegioivatphamphongthuy.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đá hổ phách bằng sáp ong có tác dụng gì trong cuộc sống !

  Như chúng ta đã biết, hổ phách tự nhiên thường sẽ trở nên sáng hơn và bóng hơn, bởi vì không chỉ nhiệt độ cơ thể con người thích hợp để nu...